I. Đề thi tín dụng
Trắc nghiệm + tự luận + bài tập
Chia làm 3 phần:
• 16 câu trắc nghiệm chọn đáp án ABCD (0,25 đ/câu, 4 điểm)
• 2 câu tự luận, phân tích (1 điểm/ câu, 2 điểm)
• 2 bài tập tính toán (máy tính) (2 điểm/bài, 4 điểm)
Tham khảo đề thi Agribank các năm
II. Đề thi kế toán
Có 2 kiểu ra đề:
Kiểu 1: Giống tín dụng
Kiểu 2: Chia làm 2 phần
Phần 1: gồm 2 bài tự luận, phân tích + Đúng/Sai có giải thích (5đ)
Phần 2: gồm 2 bài tập về định khoản các nghiệp vụ kế toán ngân hàng
Tham khảo đề thi Agribank các năm có đáp án
III. Hệ thống kiến thức ôn tập
1. KIẾN THỨC CHUNG (dành cho 2 vị trí):
- Luật Tổ chức Tín dụng số 47/2010: vẫn còn hiệu lực
- Thông tư 02/2013 về Phân loại nhóm nợ & Trích lập dự phòng rủi ro
- Cho vay (Thông tư 39/2016 về hoạt động Cho vay TCTD)
- Bảo lãnh (Thông tư 07/2015 về hoạt động cấp Bảo lãnh)
- Luật Doanh nghiệp 2015 (không trọng tâm)
Cách học Luật:
(?) Có cần thiết phải HỌC THUỘC LUẬT để đi thi hay không?
KHÔNG, KHÔNG HỌC THUỘC
Viết theo Ý hiểu, nắm được ý chính
2. KIẾN THỨC TỪNG VỊ TRÍ
Vị trí Cán bộ Tín dụng:
Lý thuyết:
• Tài sản bảo đảm
• Biện pháp bảo đảm
• Quy trình Tín dụng
• Thấm định Tín dụng
• Tài chính Doanh nghiệp
• Tài trợ Dự án
• Luật Doanh nghiệp 2015
Ví dụ: Tại sao phải đăng ký giao dịch bảo đảm?
Giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay hoặc giữa tổ chức tín dụng và người vay với người thứ ba dùng tài sản hoặc uy tín của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán số tiền đã được tổ chức tín dụng giao cho người vay, xác lập quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc quyền yêu cầu của người thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ này thay cho người vay khi người vay không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Việc ký giao dịch bảo đảm có nhiều ý nghĩa quan trọng như: đối với bên nhận bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ so với các chủ nợ khác, hạn chế rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi vốn từ nguồn thu nợ thứ 2 khi nguồn thu thứ 1 không thực hiện được, gắn trách nhiệm vật chất cho người đi vay, tránh rủi ro về mặt đạo đức, bổ sung điều kiện để khách hàng vay vốn, mở rộng tín dụng cho ngân hàng.
Bài tập:
• Cho vay hạn mức tín dụng
• Cho vay từng lần
• Tài chính Doanh nghiệp
• Tính lãi vay/gửi
• Tài trợ Dự án (ÍT GẶP)
Vị trí Cán bộ Kế toán:
Lý thuyết + Bài tập:
• Tổng quan Kế toán Ngân hàng
• Kế toán Nghiệp vụ huy động vốn + Phát hành GTCG
• Kế toán Nghiệp vụ Tín dụng
• Kế toán nghiệp vụ Ngân quỹ & Thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán vốn)
• Kế toán nghiệp vụ Mua bán ngoại tệ
• Kế toán nghiệp vụ Tài sản cố định
Ví dụ: Phân biệt Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ?
• Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc): được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành.
• Chứng từ ghi sổ (Chứng từ tổng hợp): được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo (Chứng từ ghi sổ tập hợp số liệu của nhiều chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính và ghi rõ cách vào sổ của từng nghiệp vụ đó. Có thể ghi thẳng các số liệu ở các chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, và cũng có thể tập hợp các số liệu ở các chứng từ gốc vào bảng tổng hợp rồi căn cứ vào bảng tổng hợp mà ghi vào chứng từ ghi sổ.
IV. Kinh nghiệm Phỏng vấn sơ loại
4.1 Đối với những người có profile hoành tráng (ví dụ bằng xuất sắc)
Những bạn này mình có cảm tưởng hội đồng phỏng vấn rất nhanh với những câu hỏi rất “tào lao” như: sở thích, sở trường bản thân và có bạn còn được yêu cầu hát… Rất ít trường hợp bằng xs mà loại vòng này.
4.2 Các trường hợp còn lại
Phần giới thiệu bản thân, các bạn cố gắng gây được sự chú ý của hội đồng. Nếu chỉ giới thiệu tên, tuổi, học trường nào thì cứ xác định sau đó bị hỏi “sấp mặt” luôn. Có người họ hỏi chuyên ngành rồi yêu cầu phân tích báo cáo tài chính gì đó cơ (vị trí tín dụng). Nên phần này mọi người phải đánh phủ đầu, giới thiệu hoành tránh vào. Mình có kinh nghiệm làm việc ở đâu rồi...nếu chưa có kinh nghiệm thì giới thiệu hồi đi học mình có thành tích gì (làm cán bộ lớp, tham gia phong trào,...). Sau đó BGK cứ hỏi mấy vấn đề xoay quanh học vấn của mình. Rồi là công việc hiện tại của mình.
Gợi ý trả lời: Lời đầu tiên cho em xin gửi lời chào đến hội đồng tuyển dụng. Em tên là A, Hoàng Thị A, tốt nghiệp năm ...loại ..., chuyên ngành…… trường …. Thời sinh viên, em tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa. Trong đó cho em nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng nhất đó là tham gia 2 câu lạc bộ….(kể tên ra) mà em với vai trò là ….. Với tính cách cởi mở, dễ hòa đồng cũng như có khả năng quản lý và tổ chức hoạt động nên em thường là người tổ chức các chương trình ….. Em từng được thực tập tại…. trong thời gian đi học. Hiện tại em đang làm…. Em mong muốn được làm việc tại vị trí chuyên viên GDV tại chi nhánh ….của Agribank và mục tiêu của em là muốn có một công việc ổn định, phát triển sự nghiệp và trở thành 1 chuyên viên xuất sắc góp phần vào sự phát triển của Agribank nói chung và chi nhánh nói riêng
V. Một số câu hỏi thường gặp và gợi ý trả lời:
1. Kiểu gì cũng có 1 câu “em biết gì về Agribank” nên các bạn tìm hiểu trước trên internet đi nhé.
2. Em có sẵn sàng làm việc ở các chi nhánh vùng sâu vùng xa ko? Mình nhận thấy 99% các bạn trả lời là CÓ, còn mình trả lời là KHÔNG. Đơn giản vì những chỗ đó quá xa nhà, nếu điều đi em sẽ nghỉ việc. Vậy nếu mình trả lời có, họ nhận mình => phân công công tác tại các khu vự đó => mình nghỉ việc => mất time đôi bên + mất cơ hội của người khác (những ng sẵn sàng làm tại đây). Nên em đã trả lời là KO.
Kết quả: mình trúng tuyển vị trí kế toán, còn phân công công tác tại đâu thì chưa biết.
LƯU Ý: khi có thông báo tuyển dụng, nhà tuyển dụng yêu cầu nộp cái gì, thì phải nộp ĐẦY ĐỦ tất cả. Mọi người đừng suy nghĩ đơn thuần kiểu được bổ sung sau, như chứng chỉ tiếng Anh hay tin học. Vì quá trình nộp hồ sơ họ sẽ có tờ giấy tổng hợp các tài liệu trong hồ sơ của mình, có cái nào tick cái đó. Đầy đủ tất cả, tick đủ sẽ là điểm cộng. Đây là em đang nói đến đối tượng xét tuyển nhé. Còn thi tuyển thì em ko rõ
3. Với 1 sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong NH em nghĩ bản thân mình sẽ đóng góp được gì cho Agribank?
Gợi ý trả lời (có thể áp dụng cho các NH khác): Kính thưa Hội đồng pv, với 1 sinh viên mới ra trường, em biết rằng bản thân chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ, công việc, nhưng nhờ vậy em có lợi thế đó là đam mê, nhiệt tình và quan trọng nhiều mối quan hệ gia đình, bạn bè chưa khai thác hết. Em tin sự chăm chỉ, cố gắng của em sẽ hoàn thành tốt công việc, chỉ tiêu được giao. Đồng thời, quá trình làm việc, em có kế hoạch tự nghiên cứu kĩ thêm kiến thức chuyên môn, nắm chắc quy trình, đồng thời họ hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, rút ngắn thời gian học việc, trau dồi kỹ năng cần thiết.
4. Tại sao chọn vị trí Tín dụng/ Kế toán (Giao dịch viên)? (chú ý nên đánh mạnh đức tính, phẩm chất phù hợp?)
Kế toán: Em xin cám ơn câu hỏi của Anh/chị. Em thấy mình có điểm mạnh là cẩn thận, tỷ mỷ và nhanh nhẹn, phù hợp với tiêu chuẩn của công việc Kế toán. Đồng thời, vị trí Kế toán là bộ mặt và một bộ phận quan trọng ngân hàng, em tin với sự cần cù, chịu khó, nhẫn nại của bản thân em và sự hướng dẫn tận tình của anh chị đồng nghiệp, em sẽ hoàn thành tốt công việc, đem lại sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch tại Agribank. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.
Tín dụng: Em xin cám ơn câu hỏi của Anh/chị. Tín dụng là một công việc đòi hỏi đa kỹ năng và những người quyết đoán, có khả năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cẩn thận, chăm chỉ, có kiến thức nền tảng về luật của NHNN cũng như các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Đó cũng chính là điểm mạnh của em, vì vậy, em có thể phù hợp, thích ứng với áp lực của công việc, em mong muốn trải nghiệm và nỗ lực để trở thành cán bộ tín dụng giỏi tại Agribank.
Link tải tài liệu Agribank - Link Google Drive | Dropbox