Sau khi kết thúc vòng 1 kỳ thi công chức thuế năm 2020, rất nhiều bạn gửi email về cho mình để giải đáp thông tin. Mình xin tóm lược lại một số câu hỏi được nhiều bạn hỏi để các bạn bớt lo lắng và yên tâm thi cử nhé:
1. Lịch thi Vòng 2 Công chức thuế khu vực Miên Bắc, Miền Trung và Miền Nam là khi nào?
Theo thông tin bên lề nhưng có độ chính xác khá cao, Vòng 2 cả 3 khu vực sẽ thi cùng 1 ngày là ngày 16/01/2021. Địa điểm thi MB nhiều khả năng thi tại HV Hậu Cần.
2. Kết quả thi Vòng 1 khu vực Miền Bắc khi nào mới có?
Hiện nay trên trang chủ của Tổng cục thuế đã update kết quả Vòng 1 Miền Bắc, các bạn có thể tham khảo trong link dưới đây, mỗi tỉnh 1 file nhé:
Kết quả MB: https://drive.google.com/drive/folders/1vkPKb5SPymxpzagsYEJ1JRBtnCUsQD9I
3. Tỷ lệ đỗ và tỷ lệ chọi khu vực Miền Bắc có cao không?
Tỷ lệ đỗ vòng 1 các Tỉnh miền Bắc. (Trừ Hà Nội và TCT) được MRChoi tổng hợp như sau:
Tỷ lệ qua vòng 1 miền bắc khá cao nên mức độ cạnh tranh vòng 2 cũng khá cao.
4. Thắc mắc về cách giải 1 bài tập Vòng 2 đề bài như sau:
Công ty TNHH Sơn Hiền nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm tính thuế 20xx có tình hình sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Doanh thu tính thuế: 75.000
2. Tổng chi phí tính thuế TNDN công ty kê khai 60.000 có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, thanh toán qua ngân hàng, trong đó:
+ Tổng tiền lương phải trả trong năm 21.000
+ Chi trả lãi tiền vay vốn kinh doanh cho nhân viên trong công ty: 4.800 với lãi suất 12%/năm
+ Chi vật tư 15.000, trong đó thuế nhập khẩu 300, thuế GTGT của vật tư nhập khẩu 1.200
+ Trích trước sửa chữa TSCĐ là 200
+ Chi đóng góp chi phí quản lý cho cơ quan cấp trên: 200
+ Chi đóng phí tham gia hiệp hội ngành nghề (nhà nước cho phép thành lập): 300
+ Chi có tính chất phúc lợi cho người lao động trong công ty 2.000
+ Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định
3. Thu nhập khác:
+ Nhận tài trợ để nghiên cứu khoa học 2.000
+ Thu nhập từ thanh lý tài sản: 300
+ Nhận được khoản thu nhập ở nước X chưa ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần là 915 sau khi đã nộp thuế với thuế suất 15%, biết ở nước X công ty đang được giảm 50% số thuế phải nộp
Yêu cầu: Xác định thuế TNDN phải nộp trong năm, biết: Thuế suất thuế TNDN 20%, lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm vay 7%/năm. Công ty đã góp đủ vốn điều lệ. Quỹ tiền lương thực hiện tới thời hạn nộp hồ sơ quyết toán là 19.200, công ty không trích lập dự phòng tiền lương. Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh 150.
Đáp án tham khảo: Thuế TNDN phải nộp = 3959,459
5. Hỏi 3 ý nhỏ
- Thu nhập từ nước ngoài có trích quỹ KHCN không?
TL: Trích lập quỹ KHCN là tính trên TNTT, TNTNN cũng là TNTT nên có trích quỹ KHCN nhé. Sau khi tính ra đc TNTT, trích quỹ KHCN thì lấy (TNTT - trích quỹ KHCN)*thuế suất thuế TNDN để ra đc số thuế TNDN phải nộp trước khi nộp thuế TNDN tại nc ngoài. Sau đó, tổng số thuế TNDN thực nộp ( số thuế TNDN sau khi đã nộp thuế ở nc ngoài ) = Thuế TNDN trc khi nộp thuế nc ngoài - thuế đã nộp ở nc ngoài.
- Thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ nhưng doanh nghiệp không khấu trừ mà hạch toán vào chi phí thì là chi phí được trừ hay không được trừ
TL: Theo thông tư 219 và thông tư 130 thì Không phải chi phí hợp lý, nên k đc trừ. Khoản này sẽ đc kê khai khấu trừ ở các kỳ sau.
- Thuế GTGT không đủ điều kiện khấu trừ, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí thì là chi phí được trừ hay không được trừ
TL: Được trừ. Tất cả các khoản thuế GTGT k đủ điều kiện khấu trừ thì đều được đưa vào chi phí được trừ hoặc đưa vào nguyên giá TSCĐ.
TRỪ hóa đơn có giá trị từng lần từ 20 triệu trở lên ( đã bao gồm VAT) không có chứng từ thanh toán k dùng tiền mặt.
6. Cho em hỏi trường hợp TN từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết trong nước được chia TN sau khi nộp thuế TNDN thì tính như thế nào khi xác định Thuế TNDN
TL: Vì nó phát sinh trong năm khi chưa quyết toán thì sẽ tạm thời đưa vào thu nhập khác, cuối năm xác định lại sẽ đưa vào thu nhập miễn thuế để loại ra
7. Khi làm bài thi, câu hỏi lý thuyết mà trả lời theo luật thì đã đạt điểm tối đa chưa ạ hay phải trả lời theo thông tư ạ?
TL: Theo cá nhân mình thấy điều, khoản, điểm có tính điểm không tuỳ theo từng năm. Ví như năm 2014 thì có tính điểm, nhưng 2016-2017 thì không. Còn đây là barem điểm để chứng minh nè
8. Để phân biệt thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú và không cư trú thì nên đưa ra những tiêu chí cụ thể nào ạ?
TL: Theo m b có thể phân biệt theo các tiêu chí từ kiến thức b học ở trường:
1. Người nộp thuế:
- Cá nhân cư trú:...phạm vi thu nhập chịu thuế là toàn cầu
- Cá nhân không cư trú:...phạm vi thu nhập chịu thuế chỉ VN
Khác nhau ở tiêu chí phân biệt xác định NNT: 183 ngày...
2. Căn cứ tính thuế:
- Doanh thu: gần giống nhau nhưng có khác
+ Cá nhân cư trú: Doanh thu là tiền bán hàng hoá,...và/hoặc Doanh thu do cơ quan thuế ấn định (vd nộp thuế khoán);
+ Cá nhân ko cư trú: Doanh thu là tiền bán hàng hoá..., (GẦN NHƯ ko bao giờ có nộp thuế khoán).
- Thuế suất:
+ Cá nhân cư trú chia thành 04 nhóm ngành nghề lĩnh vực, 05 loai thuế suất: Phân phối hàng 0,5%, dịch vụ 2% (hoặc 5%), sản xuất, vận tải,...1,5%; khác 1%
+ Cá nhân ko cứ trú chỉ có 03 loại thuế suất tương ứng với 3 nhóm ngành nghề lĩnh vực, 03 loại thuế suất: Phân phối hàng 1%, dịch vụ 5%, Sản xuất, vận tải khác 2%
3. Phương pháp tính:
Từ Luật 71/2014, tương tự nhau, lấy doanh thu nhân (x) thuế suất
4. Quản lý thuế TNCN:
- Cá nhân cư trú: kê khai và tự nộp hoặc nộp theo thông báo của CQT;
- Cá nhân ko cư trú: HẦU HẾT phải khấu trừ tại nguồn ko kê khai, ai trả tiền thu nhập KD cho cá nhân cư trú thì phải khấu trừ trc khi trả thu nhập, nộp thuế thay cá nhân ko cư trú.
Thực ra hai đối tượng này thì quy định với cá nhân cư trú thực tế rất phức tạp, ở Luật chỉ so sánh như trên thôi.